Hiện nay nhu cầu làm đẹp, chăm sóc bản thân ngày càng tăng cao và các mẹ bầu cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, nhiều người cũng băn khoăn bà bầu có làm nail được không và nếu được thì cần phải lưu ý những gì. Cùng giải đáp thắc mắc này tại bài viết dưới đây của Học Viện Chăm Sóc Sắc Đẹp.
Nhiều người băn khoăn mẹ bầu có làm nail được không? (Ảnh: Internet)
Mẹ bầu có làm nail được không?
Trên thực tế, mẹ bầu vẫn có thể làm nail, tuy nhiên trước khi quyết định làm nail hay không thì các bạn cần nắm rõ về những nguy cơ tiềm ẩn khi tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất có trong sơn móng tay.
Trong quá trình làm nail tại các nail salon, bà bầu sẽ tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất có trong chất tẩy rửa móng. Chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng các sản phẩm sơn móng và chất tẩy rửa móng an toàn tuyệt đối cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, mốt số tác nhân khác như dụng cụ làm móng không được tiệt trùng cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ở móng và da. Một số bệnh lý sẽ xuất hiện sau khi làm móng nếu không may gặp phải có thể xuất phát từ các nguyên nhân trên như:
Viêm quanh móng
Biểu hiện dễ thấy nhất đó là vùng quanh móng tay bị sưng, đỏ và nóng lên. Nếu bắt đầu xuất hiện triệu chứng này, bà bầu cần tới gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia sức khỏe để được tiếp nhận điều trị sớm. Trong quá trình điều trị, bà bầu cần cập nhật chi tiết giai đoạn mang thai cũng như thói quen sinh hoạt hàng ngày cho bác sĩ.
Nhiễm nấm
Khi móng tay của bà bầu có màu vàng hoặc bị bong ra. Bà bầu cần tới gặp bác sĩ để chấn đoán chính xác loại nấm bạn đang mắc và đưa ra phương pháp điều trị chính xác.
Nhiễm virus
Dấu hiệu của nhiễm virus đó là mụn cóc xuất hiện ở chân hoặc tay. Trường hợp nhiễm virus, bà bầu cũng cần thăm khám với bác sĩ và điều trị càng sớm càng tốt.
Nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng da khi sơn móng tay (Ảnh: Internet)
Các loại hóa chất trong sơn móng tay bà bầu cần lưu ý
Vấn đề tại sao có bầu không được làm nail được nhiều người quan tâm. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, trong sơn móng thường chứa một số hóa chất độc hại, có thể gây hại trực tiếp tới thai nhi. Cụ thể, các sản phẩm làm móng, đánh bóng hay tẩy sơn phổ biến hiện nay thường chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi với mùi hương khó chịu. Một số hóa chất tiềm ẩn những nguy cơ gây hại phổ biến như:
Formaldehyde
Hóa chất này phổ biến nhiều trong quy trình sản xuất công nghiệp. Formaldehyde trong sơn móng được dùng để làm cứng móng. Khi tiếp xúc với hoạt chất này trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ ung thư và ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.
Toluene
Hóa chất được sử dụng nhiều trong xăng xe. Là thành phần trong sơn móng tay có tác dụng để sơn móng dễ quét lên bề mặt móng hơn. Khi đi vào cơ thể người sẽ gây kích ứng trên mặt, cổ họng, phổi, có nguy cơ gây ung thư và ảnh hưởng tới hệ thần kinh của thai nhi.
Dibutyl Phthalate (DBP)
Hóa chất này được sử dụng nhiều trong sản xuất đồ nhựa, mỹ phẩm… Trong sơn móng tay, hóa chất này được dùng để tăng tính kết dính và giảm hư hao của sơn móng. Hóa chất này có nguy cơ gây ảnh hưởng tới hệ sinh sản của nam giới. Với nữ giới, hóa chất này gây rối loạn nội tiết, cản trợ quá trình điều hòa nội tiết của cơ thể. Từ đó tăng nguy cơ sảy thai và dị tật ở thai nhi. Dibutyl Phthalate đã bị cấm sử dụng ở châu Âu tuy nhiên vẫn được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam.
Các hóa chất trong sơn móng tay có thể ảnh hưởng đến thai nhi (Ảnh: Internet)
Có bầu làm móng úp được không?
Nếu không thể sơn móng thì có bầu làm móng úp được không? Tương tự như sơn móng, bạn cũng cần phải xem xét một số yếu tố trước khi muốn thực hiện móng úp.
- Hóa chất sử dụng: hãy kiểm tra thành phần của sản phẩm làm móng úp và đảm bảo rằng chúng không chứa các hợp chất có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Hạn chế sử dụng sơn móng có chứa 3 thành phần dibutyl phthalate, toluen và formaldehyde.
- Địa điểm uy tín: chọn cơ sở làm móng uy tín để đảm bảo họ tuân thủ quy tắc vệ sinh trong thiết bị và thao tác an toàn cho phụ nữ mang thai.
Bà bầu có nên sơn móng tay gel hay không?
Tương tự như úp móng, khi sử dụng sơn gel cho móng tay cũng không được quá khuyến khích vì nó chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến mẹ và bé như các hóa chất độc hại Formaldehyde, Toluene, DBP,… Các hóa chất trong sơn gel này cũng gây kích ứng da, nguy cơ gây ung thư, ảnh hưởng tới hệ hô hấp, gây hại cho hệ thần kinh…
Ngoài ra, khi làm móng tay sơn gel, tay bạn cũng sẽ tiếp xúc với tia UV từ đèn hơ khô móng. Việc này có thể gây hại cho da, làm tăng nguy cơ gây ung thư da.
Bà bầu có nên sơn móng tay gel không? (Ảnh: Internet)
Mẹ bầu cần lưu ý gì khi làm nail?
Mặc dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định làm nail không ảnh hưởng tới thai nhi nhưng mẹ bầu cũng cần nắm rõ các lưu ý dưới đây trước khi quyết định có nên làm nail hay không:
- Lựa chọn salon uy tín: bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về nail salon sẽ làm nail cho bạn. Bạn có thể quan sát về độ thoáng khí và quá trình tiệt trùng dụng cụ cắt tỉa da có đạt chuẩn hay không. Đồng thời, có thể hỏi trực tiếp nhân viên nail salon để được tư vấn cụ thể về quy trình làm nail cho mẹ bầu.
- Sử dụng sơn móng chất lượng: sơn móng tay sử dụng cho mẹ bầu cần được đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu cũng như bảng thành phần. Hiện nay có nhiều loại sơn móng có thành phần từ thiên nhiên mà mẹ bầu có thể lựa chọn.
- Trong quá trình làm nail: tuyệt đối không đi làm nail khi có vết trầy xước hoặc vết thương hở ở tay chân. Đồng thời, không ăn uống trong quá trình làm nail để tránh tình trạng sơn móng đi vào cơ thể.
Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi làm nail (Ảnh: Internet)
Sau sinh bao lâu được sơn móng tay?
Theo lời khuyên của chuyên da, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, nên tạm dừng việc làm đẹp như sơn móng ít nhất cho tới khi kết thúc thời gian ở cữ. Giai đoạn này là thời điểm cơ thể người mẹ đang phục hồi sau quá trình sinh nở, việc sơn móng tay vào thời điểm này có thể gây ra những rủi ro không đáng có cho sức khỏe. Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu có được nhuộm tóc không?
Như đã đề cập, tiếp xúc với các loại sơn móng dễ gây kích ứng, nhất là khi da mẹ vừa sinh xong sẽ nhạy cảm ơn bình thường. Các hóa chất này cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn sau sinh thì việc phục hồi sức khỏe tổng quát mới là vấn đề cần được ưu tiên. Hãy lựa chọn các phương pháp chăm sóc sau sinh phù hợp và khoa học để an toàn và hiệu quả cho cả mẹ bé nhé.
Như vậy, bà bầu có được làm nail không phụ thuộc vào nhiều yếu tố và quyết định của mẹ bầu là chủ yếu. Hãy cân nhắc thật kỹ và tham khảo ý kiến của các chuyên gia sức khỏe trước khi quyết định có làm nail hay không. Theo dõi các bài viết tiếp theo của Học Viện Chăm Sóc Sắc Đẹp để cập nhật những kiến thức chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp bổ ích khác.
Ý kiến của bạn