Ngoài vi khuẩn hay một số tác nhân thường gặp thì nấm men cũng là một trong những nguyên nhân gây hình thành mụn. Theo nghiên cứu, trên bề mặt da là một lớp hệ vi sinh đa dạng chủng loại nấm và khi khuẩn, chúng có vai trò tạo thành hệ miễn dịch chống lại mầm bệnh. Tuy nhiên, nếu hệ vi sinh này mất cân bằng sẽ gây ra nhiều vấn đề trên da. Vậy mụn nấm men là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Cùng Học Viện Chăm Sóc Sắc Đẹp tìm hiểu tại bài viết dưới đây.
Mụn nấm men là gì?
Nấm men Malassezia là một phần của hệ vi sinh vật bình thường trên da. Tuy nhiên, khi loại nấm này phát triển quá mức có thể gây ra tình trạng mụn nấm men trên da. Cụ thể, khi gặp điều kiện thích hợp thì những loại nấm này sẽ xâm nhập vào lớp sừng và gây ra các vấn đề trên da như viêm da tiết bã, vảy phấn nhiều màu, viêm da và hình thành mụn nấm men.
Một số biểu hiện khi xuất hiện mụn
- Mụn có thể xuất hiện ở nhiều vùng da khác nhau như lưng, chân, cổ hay phổ biến nhất là da mặt.
- Những tổn thương do mụn nấm men gây ra đó là viêm nang lông, mụn mủ, nốt sần, nốt mẩn nằm dày đặc hoặc rải rác trên vùng da bị mụn.
- Người bị mụn nấm men sẽ thường xuyên cảm thấy ngứa rát. Nếu bạn bị đổ mồ hôi nhiều thì tình trạng ngứa ngáy này cũng trở nên nghiêm trọng.
Yếu tố hình thành mụn
- Khí hậu: Những vùng có độ ẩm và nhiệt độ cao như các khu vực nóng ẩm của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới hoặc những tháng mùa hè ở vùng ôn đới thì nguy cơ bị mụn nấm men sẽ cao hơn so với người ở vùng khác.
- Giới tính: Mụn nấm men xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
- Tuổi tác: Đây là bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi.
- Thể trạng: Người béo phì, người có làn da bị rối loạn tiết bã nhờn nhiều sẽ dễ bị mụn nấm men.
- Ức chế miễn dịch: Người có hệ miễn dịch kém, lạm dụng kháng sinh, mắc những bệnh như tiểu đường, HIV… cũng là đối tượng có nguy cơ phát triển mụn nấm men cao hơn bình thường.
Nguyên nhân và cách điều trị mụn nấm men (Ảnh: Internet)
Mụn nấm men là gì?
Nấm men Malassezia là một phần của hệ vi sinh vật bình thường trên da. Tuy nhiên, khi loại nấm này phát triển quá mức có thể gây ra tình trạng mụn nấm men trên da. Cụ thể, khi gặp điều kiện thích hợp thì những loại nấm này sẽ xâm nhập vào lớp sừng và gây ra các vấn đề trên da như viêm da tiết bã, vảy phấn nhiều màu, viêm da và hình thành mụn nấm men.
Một số biểu hiện khi xuất hiện mụn
- Mụn có thể xuất hiện ở nhiều vùng da khác nhau như lưng, chân, cổ hay phổ biến nhất là da mặt.
- Những tổn thương do mụn nấm men gây ra đó là viêm nang lông, mụn mủ, nốt sần, nốt mẩn nằm dày đặc hoặc rải rác trên vùng da bị mụn.
- Người bị mụn nấm men sẽ thường xuyên cảm thấy ngứa rát. Nếu bạn bị đổ mồ hôi nhiều thì tình trạng ngứa ngáy này cũng trở nên nghiêm trọng.
Yếu tố hình thành mụn
- Khí hậu: Những vùng có độ ẩm và nhiệt độ cao như các khu vực nóng ẩm của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới hoặc những tháng mùa hè ở vùng ôn đới thì nguy cơ bị mụn nấm men sẽ cao hơn so với người ở vùng khác.
- Giới tính: Mụn nấm men xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
- Tuổi tác: Đây là bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi.
- Thể trạng: Người béo phì, người có làn da bị rối loạn tiết bã nhờn nhiều sẽ dễ bị mụn nấm men.
- Ức chế miễn dịch: Người có hệ miễn dịch kém, lạm dụng kháng sinh, mắc những bệnh như tiểu đường, HIV… cũng là đối tượng có nguy cơ phát triển mụn nấm men cao hơn bình thường.
Ức chế miễn dịch là yếu tố gây mụn nấm men (Ảnh: Internet)
Nguyên nhân mụn nấm men
Như đã đề cập, nguyên nhân chính gây mụn nấm men là do sự phát triển của một loại nấm men. Vi khuẩn nấm này phát triển mạnh mẽ trong điều kiện nóng, ẩm và tại vùng da đổ mồ hôi thường xuyên. Ngoài những nguyên nhân như môi trường ẩm, bụi bẩn, mồ hôi thì vẫn còn một số lý do sau đây:
- Mặc quần áo bó sát, quá chật gây đổ mồ hôi quá nhiều.
- Không thay quần áo sau khi tắm và luyện tập thể thao.
- Da bị rối loạn tiết bã nhờn.
- Dị ứng mỹ phẩm.
- Tình trạng stress, mất ngủ kéo dài hay, thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh.
- Cơ thể nạp quá nhiều kháng sinh hoặc các loại thuốc chống dị ứng.
Dị ứng mỹ phẩm là nguyên nhân gây mụ nấm men (Ảnh: Internet)
Phân biệt mụn nấm men với một số loại mụn khác
Mụn trứng cá
Nguyên nhân hình thành mụn trứng cá thường từ vi khuẩn Propionibacterium acnes gây ra. Đây là loại vu khuẩn nằm trong hệ miễn dịch của da. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây bệnh nếu gặp điều kiện thuận lợi.
Những tổn thương do mụn trứng cá gây ra đó là những nốt mụn sần sùi, mụn viêm có mủ nhỏ phía trong. Các triệu trứng này khá giống với mụn nấm men, để phân biệt, bạn cần quan sát kỹ tình trạng tổn thương trên da. Mụn nấm men thường gây ra tổn thương sần viêm hình bán cầu với các vết đỏ xung quanh mụn sẩn. Mụn nấm men sẽ gây ngứa và thường không có nhân như mụn trứng cá.
Viêm nang lông do vi khuẩn
Viêm nang lông thường do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra. Khi bị viêm nang lông, vùng da thường sưng đỏ, đau và ngứa nhẹ, có hoặc không có mụn nước nhỏ chứa mủ.
Để phân biệt viêm nang lông với mụn nấm men, bạn cần thực hiện soi mẫu sinh thiết da. Trong trường hợp phát hiện số lượng lớn bào tử Malassezia thì đó là mụn nấm men. Ngược lại nếu không thấy bào tử thì có thể bạn bị viêm nang lông do vi khuẩn.
Viêm nang lông khác với mụn nấm men (Ảnh: Internet)
Điều trị mụn nấm men
Các bệnh về da do Malassezia gây ra, bao gồm cả mụn nấm men thường được điều trị bằng liệu pháp chống nấm, đồng thời sẽ được bổ sung liệu pháp chống viêm nếu da bạn có tình trạng viêm.
Với tình trạng mụn không quá nghiêm trọng, bạn sẽ được điều trị bằng những loại thuốc chống nấm tại chỗ như imidazole, triazole, ketoconazole dưới sự kê đơn và giám sát của bác sĩ. Trường hợp da mụn nặng hơn hoặc điều trị bằng thuốc chống nấm tại chỗ không có hiệu quả, bạn cần sử dụng các loại thuốc chống nấm toàn thân. Cụ thể, nên sử dụng Itraconazole toàn thân 100 – 200mg mỗi ngày đã được sử dụng trong 1 – 4 tuần hoặc fluconazole 100 – 200mg mỗi ngày trong 1 – 4 tuần để điều trị dứt điểm tình trạng bệnh.
Sau điều trị, để hạn chế tình trạng tái phát, bạn cần duy trì bôi thuốc chống nấm tại chỗ hàng tuần hoặc hàng tháng đều đặn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc, bạn cần được thăm khám về liệu lượng dùng hợp lý để tránh những nguy cơ rủi ro không đáng có.
Lưu ý khi điều trị mụn nấm men
Khuyến cáo
- Thuốc chống nấm đường uống chống chỉ định với bệnh nhân bị bệnh gan, đồng thời cần kiểm tra chức năng gan và có sự tham vấn của bác sĩ nếu muốn sử dụng thuốc lâu dài.
- Các tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi sử dụng thuốc nấm đường uống sẽ gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, nhiễm độc gan.
- Khuyến cáo không nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh, gây nên sự phát triển quá mức của nấm men.
- Lưu ý khi sử dụng các sản phẩm bôi ngoài da như kem chống nắng, kem dưỡng da hay các dụng cụ trang điểm cũng có thể là nguyên nhân thúc đẩy tình trạng bệnh.
Các sản phẩm nên dùng
- Sữa rửa mặt dịu nhẹ hoặc có chứa BHA.
- Kem dưỡng nền nước.
- Các loại thuốc bôi được kê được bởi bác sĩ.
- Cách phòng ngừa mụn nấm men
Để phòng tránh nguy cơ bị mụn nấm men, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Đối với người có cơ địa dễ đổ mồ hôi và tiết nhiều mồ hôi sau khi vận động, điều quan trọng cần làm đó là nhanh chóng lau khô mồ hôi, sau đó tắm rửa sạch sẽ. Điều này giúp hạn chế nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông và hạn chế sự phát triển của nấm men.
- Khi sinh hoạt hàng ngày, bạn cần tránh tác động lực quá mạnh lên vùng da bị mụn. Bởi khi chà xát quá mạnh sẽ càng khiến da bị tổn thương nghiêm trọng và tình trạng nhiễm trùng sẽ trở nặng hơn.
- Vệ sinh cơ thể hàng ngày, không mặc lại quần áo cũ tránh tạo điều kiện cho nấm sinh sôi. Luôn lau khô người sau khi tắm, nhất là vùng lưng.
Vệ sinh vùng da bị mun nhẹ nhàng (Ảnh: Internet)
Nhìn chung, mụn nấm men do Malassezia là vấn đề mà bạn không thể chủ quan. Bạn cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và tăng cường đề kháng cho cơ thể để phòng ngừa mụn nấm hiệu quả. Đồng thời, cần điều trị sớm và đúng cách để tránh những tổn thương nghiêm trọng trên da. Theo dõi các bài viết tiếp theo tại Học Viện Chăm Sóc Sắc Đẹp để cập nhật thêm nhiều kiến thức chăm sóc da bổ ích khác nhé.
Ý kiến của bạn