Các Bước Sơn Gel Cực Chuẩn, Đơn Giản Tại Nhà

Sơn móng tay là một sở thích làm đẹp không còn quá xa lạ. Một bộ móng tay đẹp sẽ giúp các cô gái tự tin, thu hút hơn rất nhiều. Tuy nhiên, không phải lúc nào các chị em cũng có đủ thời gian để ra tiệm làm móng. Vậy quy trình các bước các bước sơn móng tay gel có phức tạp không? Tại bài viết này, Học Viện Chăm Sóc Sắc Đẹp Á Âu sẽ chia sẻ các bước sơn gel bền, đơn giản tại nhà.

các bước sơn gel

Sơn gel là phương pháp làm đẹp móng tay phổ biến hiện nay (Ảnh: Internet)

Sơn gel là gì?

Sơn gel là một loại sơn móng có kết cấu bền chặt, cần sử dụng các loại đèn chuyên dụng khác để làm khô và giữ màu sơn cho móng. Sơn gel đang là xu hướng thịnh hành được các chị em ưa chuộng bởi các ưu điểm như độ bền cao, màu sơn gel có thể giữ được 2 tuần hoặc 1 tháng, ít bị bong tróc…

Ưu nhược điểm của sơn gel

Ưu điểm của sơn gel

  • Độ bền và độ bóng đẹp: sơn gel tạo ra được lớp sơn cứng, bền, có độ sáng bóng đẹp mắt.
  • Thời gian khô nhanh: sơn gel chỉ mất từ 1 – 2 phút là khô hoàn toàn dưới sự hỗ trợ của các loại đèn hong khô chuyên dụng (đèn UV/LED).
  • Không gây hại cho móng: ưu điểm nổi bật của sơn gel đó là ít gây hại cho móng tay hơn so với các loại sơn thông thường khác.
  • Đa dạng màu sắc, thiết kế: với bảng màu đa dạng, sơn gel cho phép bạn được tự do tạo ra các thiết kế sáng tạo đầy thú vị.

Nhược điểm khi sơn gel

Phải sử dụng đèn UV/LED: để làm khô sơn gel, bạn phải có đèn UV/LED hỗ trợ. Việc này gây khó khăn trong việc di chuyển cũng như chí phí ban đầu. Ngoài ra, nếu sử dụng đèn thường xuyên cũng sẽ gây ảnh hưởng tới da.

nhược điểm sơn gel

Sơn gel tạo ra độ sáng bóng đẹp mắt (Ảnh: Internet)

Sơn gel cần mua những gì?

Dụng cụ làm sạch và tạo hình móng

  • Bấm móng tay: Dùng để cắt móng, điều chỉnh độ ngắn dài cho móng.
  • Dũa móng tay: Dũa móng dùng để tạo hình form móng yêu thích, chà nhám bề mặt móng để sơn bám tốt hơn.
  • Sủi da: loại bỏ lớp biểu bì trên bề mặt mặt móng để tránh bị lem và bong tróc sơn.
  • Chổi phủi bụi móng: loại bỏ bụi và các vụn móng nhỏ sau khi cắt để sẵn sàng cho các bước tiếp theo.
  • Giấy lau sơn gel: dùng dể lau sạch các vết sơn gel dư thừa hoặc bị lem giúp móng trở nên mịn màng.
  • Nước rửa tay/cồn: vệ sinh tay và móng trước khi sơn.

Dụng cụ sơn gel

  • Sơn gel: Sơn gel có nhiều màu sắc và hiệu ứng khác nhau, hãy chọn màu sơn yêu thích của bạn và thỏa sức sáng tạo.
  • Lớp nền (base coat): Lớp nền có tác dụng bảo vệ móng tự nhiên, giúp sơn gel bám chắc hơn.
  • Lớp phủ bóng (top coat): dùng để tạo độ bóng, bảo vệ lớp sơn màu, giúp móng được bền đẹp.
  • Đèn UV/LED: làm khô các lớp sơn gel nhanh chóng và giữ màu bền vững. Đây là dụng cụ không thể thiếu khi sơn gel.

làm khô sơn gel

Đèn UV/LED là dụng cụ không thể thiếu khi sơn gel (Ảnh: Internet)

Các bước sơn gel tại nhà

Bước 1: Vệ sinh và tạo hình móng tay

  1. Đầu tiên, làm cần sạch móng bằng cồn hoặc nước rửa tay.
  2. Sử dụng bấm móng, dũa móng để tạo hình cho móng tay thành hình dáng bạn mong muốn.
  3. Sau khi dũa móng, hãy dùng chổi phủi bụi để làm sạch bụi móng.
  4. Sử dụng sủi da để nhẹ nhàng đẩy lớp biểu bì trên móng.

Bước 2: Sơn lớp nền

  1. Bạn sơn một lớp mỏng base coat, sử dụng giấy lau sơn lau sạch nếu bị lem ra ngoài.
  2. Hơ móng tay dưới đèn UV hoặc đèn LED từ 60 – 90 giây để lớp sơn khô.
  3. Lớp sơn nền có tác dụng bảo vệ móng, tăng độ bám của sơn màu. Bạn có thể sơn 2 lớp sơn nền nếu muốn.

Bước 3: Sơn màu gel

  1. Lắc đều lọ sơn trước khi sử dụng.
  2. Sơn 2 – 3 lớp sơn màu, mỗi lớp đều hơ đèn từ 1 – 2 phút.
  3. Đảm bảo sơn móng đều màu, hơ đèn thật khô và không để móng bị bong tróc.

Bước 4: Sơn lớp bóng

  1. Tiếp theo, bạn sơn 2 lớp bóng, mỗi lớp hơ đèn 90 giây.
  2. Sơn bóng sẽ bảo vệ màu sơn, tạo độ bóng và tăng độ bền cho móng.

Bước 5: Hoàn thành

  1. Kiểm tra các móng có bị lem hay bong tróc không để khắc phục.
  2. Dùng tăm bông thấm nước tẩy sơn để lau sạch những viền bị lem nếu có.

các bước sơn gel cho người mới

Các bước sơn gel cho người mới bắt đầu (Ảnh: Internet)

Lưu ý khi sơn gel tại nhà

Để có một bộ móng hoàn hảo, bạn nên ghi thực hiện theo một số lưu ý dưới đây:

Tẩy sạch sơn móng cũ

Trước khi thực hiện các bước sơn móng gel, bạn phải làm sạch hoàn toàn lớp sơn cũ. Lớp sơn cũ còn dính lại trên móng sẽ khiến sơn gel lên không đều màu, không mịn màng và dễ bị bong tróc. Dùng nước tẩy sơn chuyên dụng và bông lau sơn gel để nhẹ nhàng làm sạch móng, tránh làm tổn thương bề mặt móng.

Chăm sóc móng trước và khi sau sơn gel

Để ngăn chặn tình trạng da khô và giúp lớp sơn gel bám chặt hơn, bạn cần thực hiện đầy đủ các bước dưỡng ẩm xung quanh móng và trên móng tay của bạn. Ngoài ra, vì một số loại máy hơ có chứa tia UV nên bạn có thể sử dụng kem chống nắng cho tay trước khi làm móng.

Sau khi sơn gel, không quên dùng dầu dưỡng móng để bảo vệ, dưỡng ẩm cho móng tay và vùng da xung quanh.

Chuẩn bị bề mặt móng tốt

Sau khi tẩy sạch sơn cũ, móng tay cũng cần được tạo độ nhám để sơn bám tốt hơn. Tạo độ nhám vừa phải, không nên lạm dụng việc chà nhám quá nhiều vì về lâu dài sẽ khiến móng tay bị mỏng đi.
Chọn sơn gel chất lượng

Tham khảo những thương hiệu uy tín được nhiều người sử dụng. Không nên sử dụng sơn giá quá rẻ, kém chất lượng sẽ đẫn đến các vấn đề như sơn không khô, không có độ bóng, độ bền, dễ bị bong tróc, gây hại cho móng tay…

Không sơn base quá dày

Sơn base là lớp nền đầu tiên giúp bảo vệ móng và liên kết móng với sơn gel. Tuy nhiên, không nên sơn base quá dày, việc sơn base dày sẽ khiến móng tay dày cộm, tạo sự ngăn cách nhất định giữa móng tay với các lớp sơn khác. Bạn chỉ nên sơn tối đa 2 lớp base mỏng nhất có thể.

không sơn base quá dày

Không sơn lớp base quá dày tránh khiến móng bị cộm (Ảnh: Internet)

Sửa các vùng sơn lỗi đúng cách

Trong quá trình sơn móng, nếu phát hiện lỗi nào bạn cần sửa ngay trước khi hơ móng. Sửa lỗi bằng cách sử dụng một cọ sơn nhỏ hoặc một cây cọ đắp gel để chỉnh sửa các lỗi thường gặp như trượt sơn hoặc sơn bị méo mó. Dùng que tăm bông nhỏ được tấm nước tẩy sơn để lau những vết sơn tràn ra viền.

Hơ đèn đủ thời gian

Trước khi sơn, hãy kiểm tra đèn UV/LED có hoạt động tốt không. Bên cạnh đó, phải đảm bảo thời gian hơ đèn. Việc hơ đèn đủ thời gian mới đảm bảo được độ chắc chắn của các lớp sơn. Chú ý hơ đèn các lớp sơn từ lớp nền, sơn chính tới lớp sơn bóng. Từ đó, tạo ra tổng thể các lớp sơn sẽ chăc chắn và bền đẹp.

Khóa đầu móng

Khóa đầu móng là bước quan trọng nhưng ít ai chú ý trong các bước sơn gel bền. Khóa móng tức là dùng cọ phủ sơn cho phần đầu móng tay. Việc khóa đầu móng sẽ giúp màu sơn giữ được lâu, hạn chế các ảnh hưởng bong tróc cho đầu móng tay.

Sử dụng dầu biểu bì

Bạn có thể thoa một lớp dầu biểu bì mỏng lên xung quanh phần chân móng để hoàn tất các bước sơn gel tại nhà. Sau khi sơn xong nếu móng có vẻ xù xì, hãy thoa lên móng một lớp dầu biểu bì nữa rồi dùng dụng cụ đánh bóng để làm nhẵn bề mặt móng.

sử dụng dầu biểu bì

Sử dụng thêm dầu biểu bì nếu cần (Ảnh: Interent)

Như vậy, với cách sơn gel cho người mới bắt đầu trên, bạn có thể dễ dàng sở hữu bộ móng tay đẹp, sáng bóng, không lem và không bong tróc từ 3 – 4 tuần.

Nếu bạn đang quan tâm tới các chương trình học nghề nail, hãy điền vào form bên dưới hoặc liên hệ tới hotline 1800 2027 (miễn phí cước gọi) để được Học Viện Chăm Sóc Sắc Đẹp Á Âu tư vấn chi tiết hơn nhé.

Điểm: 4.8 (34 bình chọn)

Tác giả: Ngô Hà Trang Phương

Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề làm đẹp, Ngô Hà Trang Phương (Briona Ngô) luôn cập nhật những xu hướng mới nhất về các kỹ thuật nối mi, phun xăm thẩm mỹ và làm móng. Briona Ngô không chỉ chia sẻ những kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật làm đẹp mà còn cung cấp các thông tin hữu ích về cách chăm sóc sau khi làm đẹp. Những bài viết của Briona Ngô dựa trên kinh nghiệm thực tế của cô và được tham vấn bởi các chuyên gia làm đẹp. Nhờ đó, độc giả có thể tiếp cận những thông tin chính xác và khách quan nhất.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn