Phun Môi Có Được Ăn Bánh Mì Không? Nên Kiêng Bao Lâu?

Phun môi là biện pháp cải thiện những vấn đề của đôi môi như thâm sạm, không đều màu hoặc viền môi mỏng. Có nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan tới việc phun môi và quá trình phục hồi sau khi phun. Trong đó, câu hỏi phun môi ăn bánh mì được không được nhiều chị em quan tâm. Hãy theo dõi những chia sẻ hữu ích của Học Viện Chăm Sóc Sắc Đẹp dưới đây để tìm câu trả lời cho vấn đề này ngay nhé.

phun môi ăn bánh mì được không

Phun môi có được ăn bánh mì không? (Ảnh: Internet)

Lợi ích của bánh mì với sức khỏe

Bánh mì là món ăn quen thuộc của người Việt. Ngoài những ưu điểm ngon, dễ ăn và tiện lợi thì bánh mì vẫn còn nhiều tác dụng khác với sức khỏe mà không phải ai cũng biết.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Bánh mì cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ cần thiết, giúp duy trì sức khỏe đường ruột và tăng cường quá trình tiêu hóa. Chất xơ trong bánh mì giúp ngăn ngừa táo bón rất hiệu quả. Đặc biệt, bánh mì nguyên hạt và bánh mì từ lúa mì nguyên cám là thực phẩm được khuyên dùng cho người muốn cải thiện hệ tiêu hóa.

Ngoài chất xơ giúp duy trì sự cân bằng cho đường tiêu hóa, bánh mì cũng cung cấp vitamin, khoáng chất, protein tốt cho cơ thể và tạo nền tảng cho quá trình tiêu hóa khỏe mạnh.

Bổ sung dưỡng chất giúp não hoạt động tốt hơn

Chất sắt có trong bánh mì sẽ cung cấp năng lượng và tăng cường hoạt động chính xác cho não bộ. Sắt đồng thời cũng là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng cung cấp oxy cho não và hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh. Chính vì vậy, khi được cung cấp đủ chất sắt thì não sẽ hoạt động tốt hơn, tăng cường tư duy, tập trung và trí nhớ.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bánh mì có khả năng giảm lượng cholesterol toàn phần trong máu giúp hạn chế tình trạng rút hẹp mạch máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Bên cạnh lợi ích giảm nguy cơ bệnh tim, bánh mì cũng là nguồn cung cấp carbohydrate, là nguồn năng lượng chính cho cơ thể. Các chất dinh dưỡng khác có trong bánh mì như protein, vitamin B, khoáng chất và chất xơ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì năng lượng và các hoạt động tối ưu cho cơ thể.

lợi ích của bánh mì

Bánh mì có nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

Phun môi ăn bánh mì được không?

Theo lời khuyên của các chuyên gia, tốt nhất là không nên ăn bánh mì sau khi phun môi. Trong bánh mì chứa thành phần gluten và nitrat làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ và chuyển hóa, trao đổi chất của tế bào trong cơ thể. Vì vậy, nếu tiêu thụ nhiều bánh mì sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình phục hồi của vết phun xăm.

Bên cạnh đó, bánh mì làm từ ngũ cốc như lúa mạnh, yến mạch… đều có thể gây kích ứng cho vết thương phun môi thẩm mỹ. Lượng tinh bột trong bánh mì có thể khiến vết thương bị ngứa, châm chích, nổi mụn nước và gây ra nhiễm trùng. Vì vậy, sau khi phun môi hãy kiêng bánh mì để vết thương được phục hồi hoàn toàn, nhất là những người có cơ địa nhạy cảm thì cần tuân thủ theo đúng sự tham vấn của bác sĩ và chuyên gia.

Phun môi bao lâu thì được ăn bánh mì?

Sau khi phun môi, việc kiêng bánh mì là điều nên làm để giúp quá trình hồi phục được thuận lợi. Thông thường, bạn nên kiêng ăn bánh mì ít nhất từ khoảng 7 – 10 ngày sau khi phun môi.

Bên cạnh đó, việc kiêng bánh mì bao lâu cũng phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Những người có cơ địa lành tính thì sau khi ăn bánh mì cũng không gây ra ảnh hưởng gì. Ngược lại, nếu bạn có cơ địa nhạy cảm hoặc đơn giản bạn muốn đảm bảo quá trình phục hồi này diễn ra nhanh chóng thì hãy kiêng bánh mì trong khoảng thời gian hợp lí là điều rất cần thiết.

xăm môi bao lâu thì ăn được bánh mì

Xăm môi bao lâu thì ăn được bánh mì (Ảnh: Internet)

Sau khi phun môi nên kiêng những thực phẩm gì?

Ngoài bánh mì, bạn cũng cần lưu ý thêm một số sản phẩm nên kiêng để không ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của môi sau khi phun như:

Thịt bò

Trong thịt bò chứa nhiều chất dễ khiến sắc tố môi của bạn bị sậm màu, từ đó ảnh hưởng tới quá trình lên màu môi. Vì vậy, cần kiêng thịt bò sau khi phun môi, đặc biệt với người có cơ địa có sắc tố môi thâm thì nên kiêng thịt bò ít nhất từ 2 – 3 tháng.

Thịt gà

Thịt gà sẽ khiến vết thương bị mưng mủ, khiến vết thương lâu lành và khó lên màu hơn bình thường.

Hải sản

Các loại hải sản như tôm, cua có thể gây viêm cho vết thương. Một số thành phần dinh dưỡng trong hải sản cũng dễ khiến cho vùng da môi của bạn bị ngứa, kích ứng hoặc tệ hơn là viêm nhiễm và sưng tấy.

Trứng

Trứng cũng chứa một số thành phần có thể khiến cho môi xăm lên màu kém và không đồng đều.

Đồ cay nóng

Đồ cay nóng dễ khiến môi bạn bị nóng rát, dễ bị tổn thương và khiến vết thương khó lành hơn.

Đồ nếp

Các món ăn chế biến từ nếp như xôi, cơm nếp, các loại bánh từ bột nếp thường có tính nóng cũng sẽ làm môi lâu lên da non, điều này dẫn đến việc vết xăm bị sưng tấy và mưng mủ.

Rau muống

Rau muống có khả năng kích thích tế bào sản sinh quá mức, dẫn đến tăng sự sản sinh collagen gây sẹo lồi kém thẩm mỹ.

Các chất kích thích

Thuốc lá, rượu, bia… khiến máu lưu thông không được đều, làm ảnh hưởng tới khả năng lên màu của môi sau khi phun.

Những thực phẩm tốt cho môi sau khi phun

Trái cây tươi

Trái cây chứa nhiều vitamin A, D, đặc biệt là vitamin C có tác dụng giúp vết thương nhanh phục hồi. Bên cạnh đó, các vitamin còn giúp màu môi sau khi phun lên chuẩn và đẹp hơn.

nước ép cam giúp hồi phục vết môi

Nước ép cam có lợi cho quá trình hồi phục vết phun môi (Ảnh: Internet)

Rau xanh

Chất xơ, vitamin, canxi và các dưỡng chất khác có trong rau xanh sẽ giúp vết thương sau phun môi nhanh lành hơn. Bạn có thể ưu tiên các loại rau xanh như súp lơ, măng tây, cải thìa…

Sữa chua

Trong sữa chua chứa nhiều sắt và protein giúp vết thương nhanh lành và đều màu môi. Các vitamin trong sữa chua còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Cách chăm sóc môi sau khi phun

  • Để môi nhanh phục hồi, lên màu đẹp và chuẩn, ngoài việc chú ý ăn uống, bạn còn phải chăm sóc môi đúng cách:
  • Lau sạch môi bằng nước muối sinh lý sau khi phun môi từ 5 – 8 tiếng thật nhẹ nhàng.
  • Che chắn môi thật cẩn thận để tránh tiếp xúc trực tiếp với khói bụi và ánh nắng.
  • Bổ sung các thực phẩm có chứa vitamin và khoáng chất để môi lên màu đẹp hơn.
  • Không sờ tay lên môi và bóc cạy lớp màng bong tróc trên môi. Hãy để lớp màng này được bong tự nhiên.
  • Uống nhiều nước khoáng, có thể bổ sung thêm nước ép trái cây như ép cam, ép dứa, cà chua…
  • Sử dụng thuốc bôi hoặc sản phẩm dưỡng theo kê đơn của bác sĩ.
  • Sau khi phun môi nếu có dấu hiệu bất thường như sưng tấy, ngứa, viêm nhiễm thì bạn cần đến trung tâm thực hiện phun môi để kiểm tra và điều trị kịp thời.
  • Sau khi môi đã hồi phục, bạn nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ vệ sinh răng miệng sau khi phun môi và dưỡng môi đều đặn để đôi môi được mềm mịn và khỏe mạnh từ sâu bên trong.

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp thắc mắc phun môi có ăn bánh mì được không và những điều cần lưu ý khi thực hiện phun môi. Chúc bạn có một đôi môi sau khi phun sẽ lên màu chuẩn đẹp. Đừng quên theo dõi các bài viết khác của Học Viện Chăm Sóc Sắc Đẹp để có thêm nhiều kiến thức làm đẹp bổ ích khác nhé.

Điểm: 4.9 (37 bình chọn)

Tác giả: Ngô Hà Trang Phương

Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề làm đẹp, Ngô Hà Trang Phương (Briona Ngô) luôn cập nhật những xu hướng mới nhất về các kỹ thuật nối mi, phun xăm thẩm mỹ và làm móng. Briona Ngô không chỉ chia sẻ những kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật làm đẹp mà còn cung cấp các thông tin hữu ích về cách chăm sóc sau khi làm đẹp. Những bài viết của Briona Ngô dựa trên kinh nghiệm thực tế của cô và được tham vấn bởi các chuyên gia làm đẹp. Nhờ đó, độc giả có thể tiếp cận những thông tin chính xác và khách quan nhất.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn